Thuốc Chữa Bệnh Á Sừng

Tuesday, November 19, 2024

Theo Medical Xpress, nhóm nghiên cứu từ Trường Y tế công cộng và y học dự phòng thuộc Đại học Monash (Úc), Đại học Nam Úc và Đại học Tây Úc khuyến nghị người cao tuổi hãy chọn các loại hạt làm món ăn vặt, vì chúng có thể kéo dài những năm "tuổi thọ khỏe mạnh".

Món ăn vặt thú vị giúp tăng gần 4 năm tuổi thọ- Ảnh 1.

Các loại hạt là món ăn vặt lành mạnh, có thể giúp người cao tuổi gia tăng tuổi thọ khỏe mạnh - Minh họa AI: ANH THƯ

Hơn 9.900 người trên 70 tuổi ở Úc đã tham gia nghiên cứu. Họ được yêu cầu ghi lại chi tiết chế độ ăn, cũng như theo dõi sức khỏe trong thời gian trung bình 3,9 năm.

Kết quả công bố trên tạp chí khoa học Age and Ageing cho thấy những người thường xuyên ăn vặt hay nấu ăn với các loại hạt - bất kể loại nào - nhận được lợi ích rõ ràng.

Nhóm hay ăn hạt có tỉ lệ bị mất trí nhớ, tỉ lệ mắc bệnh gây khuyết tật thể chất dai dẳng hay tỉ lệ tử vong trong thời gian nghiên cứu thấp hơn hẳn nhóm không bao giờ hoặc hiếm khi ăn hạt.

Theo nhóm tác giả, các loại hạt là nguồn cung cấp protein, vi chất dinh dưỡng, chất béo không bão hòa, chất xơ và năng lượng dồi dào. Có thể chính những điều này đã giúp nhóm người hay chọn thứ này làm đồ ăn vặt giữ được sức khỏe tốt.

Nhiều loại hạt cũng giàu các hợp chất hoạt tính sinh học, có tính kháng viêm, được nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh là giúp ngăn ngừa các bệnh mạn tính, ví dụ nhóm bệnh tim mạch, chuyển hóa.

Tuy vậy nhóm nghiên cứu lưu ý mọi người nên chọn các loại hạt "nguyên bản", hạn chế loại có muối, hạt phủ chocolate hay tẩm ướp nhiều gia vị khác.

Với người lớn tuổi gặp vấn đề về răng, người thân có thể giúp họ bổ sung hạt bằng các cách chế biến phù hợp.

Hướng dẫn chế độ ăn uống hiện tại của Úc khuyến nghị rằng người trưởng thành nên tiêu thụ mỗi ngày 30 g hạt, tương đương với 1/3 cốc hoặc một nắm nhỏ - khoảng 40 hạt đậu phộng hay 25 hạt hạnh nhân.

Thanh tra Sở Y tế TP HCM vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều cơ sở sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm tại TP trong thời gian từ ngày 1 đến 15-11.

Theo đó, Công ty TNHH Dược phẩm NH Pharma (gian E13, 134/1 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10 - khu vực chợ thuốc sỉ) bị phạt 200 triệu đồng.

Cơ sở này đã vi phạm trong việc kinh doanh dược phẩm, không có biện pháp cách ly hoặc để thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ ở khu vực biệt trữ. Một số thuốc bị phát hiện vi phạm gồm: Colchicin 1mg và Kaflovo 500mg (Levofloxacin 500mg), cơ sở này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Ngoài ra, cơ sở còn vi phạm khi không có biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với thuốc thuộc danh mục các chất bị cấm sử dụng trong một số lĩnh vực.

Công ty TNHH Dược phẩm NH Pharma cũng bị phát hiện đã thay đổi cấu trúc, bố trí kho bảo quản mà không báo cáo đúng quy định pháp luật. Công ty còn mua thuốc từ các cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và bán thuốc cho các cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

Thanh tra Sở Y tế cũng xử phạt nhiều cơ sở sản xuất mỹ phẩm vi phạm. Cụ thể, Công ty TNHH MTV Sản xuất và Thương mại mỹ phẩm Nhật Việt (TP Thủ Đức) bị phạt 70 triệu đồng do sản xuất sản phẩm kem ngừa tàn nhang và làm mờ nám không đúng với hồ sơ công bố. Công ty này còn bị yêu cầu thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm vi phạm.

Công ty TNHH MTV Sản xuất Dược - Mỹ phẩm GAMMA bị phát hiện có sai phạm tương tự với hai sản phẩm mỹ phẩm mang nhãn hiệu GAMMA. Công ty này bị phạt 167,5 triệu đồng và yêu cầu thu hồi, tiêu hủy các sản phẩm vi phạm, đồng thời nộp lại hơn 6 triệu đồng trị giá hàng hóa đã tiêu thụ trái phép. GAMMA còn bị xử phạt vì các hành vi quảng cáo, ghi nhãn và tư vấn sai lệch khiến người tiêu dùng hiểu nhầm về công dụng của sản phẩm.

Thanh tra Sở Y tế TP HCM cho biết sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực dược phẩm và mỹ phẩm nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng.

Thông tin trên được BSCK2 Ngô Văn Tuôi, Phó Giám đốc Bệnh viện Cù Lao Minh (Bến Tre) chia sẻ tại buổi làm việc với Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) về hoạt động xây dựng cơ sở y tế xanh, bền vững, ngày 19-11.

Bệnh viện đầu tiên ở Tây Nam Bộ có thể xử lý nước mặn thành nước sạch dùng cho y tế- Ảnh 1.

Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn đầu tiên tại khu vực miền Tây Nam Bộ

Theo BS Tuôi, bệnh viện này là bệnh viện hạng tuyến tỉnh, đặt tại huyện Mỏ Cày Nam, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 1.200 - 1.400 bệnh nhân đến khám, điều trị ngoại trú; 400 bệnh nhân điều trị nội trú. Với mục tiêu tạo ra môi trường làm việc và sinh hoạt an toàn, thoải mái cho bệnh nhân và đội ngũ nhân viên y tế, bệnh viện đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực để xây dựng cơ sở y tế xanh, sạch, đẹp như trồng cây xanh, tạo các bãi cỏ và lắp đặt cây xanh ở hành lang, các phòng làm việc. 

Bệnh viện đầu tiên ở Tây Nam Bộ có thể xử lý nước mặn thành nước sạch dùng cho y tế- Ảnh 2.

Mỗi ngày, Bệnh viện Cù Lao Minh tiếp nhận khám và điều trị khoảng 1.200 - 1.400 bệnh nhân ngoại trú.

"Điều này không chỉ tạo ra không gian thư giãn mà còn giúp nâng cao chất lượng môi trường bệnh viện, từ đó cải thiện sức khỏe tinh thần cho bệnh nhân và nhân viên" - BS Tuôi chia sẻ.

Bên cạnh đó, bệnh viện đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện chất lượng vệ sinh, nhất là các nhà vệ sinh. Các khu vệ sinh được bảo trì sạch sẽ, đặc biệt là khu vực dành cho người khuyết tật, nhằm đảm bảo tính tiện nghi và sự an toàn cho tất cả người sử dụng.

BS Tuôi cho biết năm 2016, nước mặn xâm nhập sâu và kéo dài gây ra nhiều khó khăn trong việc chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân. Để giải quyết vấn đề này, bệnh viện đã triển khai hệ thống lọc nước mặn thành nước sạch cho các hoạt động y tế với sự hỗ trợ từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Nguồn nước này đã được ứng dụng hiệu quả vào các hoạt động quan trọng như: Chăm sóc trẻ sơ sinh; nước cho phòng mổ; rửa và hấp sấy dụng cụ y tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối; khoa dinh dưỡng tiết chế dùng nấu ăn cho bệnh nhân với nước sạch, không chứa muối mặn.

"Trước khi có hệ thống lọc nước, bệnh viện phải sử dụng nước bình để tắm cho trẻ sơ sinh trong những đợt nước mặn xâm nhập mạnh. Việc sử dụng nước bình tốn kém chi phí rất lớn. Tuy nhiên, khi hệ thống lọc nước mặn thành nước ngọt đi vào hoạt động, bệnh viện không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn bảo vệ sức khỏe người bệnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh, vì nước mặn có thể gây tổn hại đến làn da nhạy cảm của trẻ" - BS Tuôi dẫn chứng.

Hệ thống lọc nước lợ thành nước ngọt tại bệnh viện hoạt động tự động, giúp cung cấp đủ nước sạch cho các khu vực quan trọng trong bệnh viện mà không cần vận hành liên tục. Hệ thống cũng đã được tối ưu hóa để giảm thiểu lượng nước thải, và chi phí vận hành hiện nay chủ yếu là chi phí điện năng.

Bác sĩ Phan Thị Lý, Trưởng Phòng Quản lý Môi trường Y tế, Cục Quản lý Môi trường (Bộ Y tế), nhận định rằng mô hình của Bệnh viện Cù Lao Minh là một trong những nỗ lực đáng ghi nhận trong bối cảnh bệnh viện tuyến tỉnh còn nhiều khó khăn.

"Đây là bệnh viện đầu tiên tại khu vực miền Tây Nam Bộ thí điểm hệ thống xử lý nước mặn thành nước sạch cho các hoạt động y tế. Mô hình này, được thực hiện tại bệnh viện thành công thời gian qua có thể trở thành điểm sáng có thể nhân rộng đến các cơ sở y tế khác tại khu vực. Đặc biệt, những nơi bị xâm nhập mặn vào mùa khô. Bởi đây không chỉ giải quyết tình trạng thiếu nước mà còn tiết kiệm chi phí, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng và thích ứng với biến đổi khí hậu" - BS Lý nói.

Monday, November 18, 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký quyết định bổ nhiệm lại ông Đỗ Xuân Tuyên giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế. Quyết định có hiệu lực từ ngày 9-12.

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên

Ông Đỗ Xuân Tuyên sinh năm 1966, tốt nghiệp Học viện Quân y. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ Giám đốc Trung tâm Y tế TP Hưng Yên; Chủ tịch UBND TP Hưng Yên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hưng Yên.

Tháng 6-2016, ông được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên bầu làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, sau đó được HĐND tỉnh bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021.

Tháng 12-2019, ông được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.

Chiều 18-11, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long cho hay vừa phẫu thuật lấy khối tóc khổng lồ trong bụng bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long.

Bé gái nhập viện cấp cứu sau 8 năm... ăn tóc- Ảnh 1.

Các bác sĩ phải mổ dạ dày mới lấy được khối tóc ra ngoài

Bé gái này có thói quen ăn tóc từ lúc 3 tuổi, người nhà phát hiện nhưng không có cách nào nào can ngăn được, nhất là khi bé ăn lén.

Thời gian gần đây, bé hay đau bụng vùng thượng vị, ăn khó tiêu, chướng bụng, đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm.

Tại Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long, qua nội soi dạ dày, các bác sĩ ghi nhận một khối tóc nhưng không thế lấy ra được vì kích thước quá lớn, khoảng 80 mm. 

Ngay sau đó, các bác sĩ hội chẩn và phẫu thuật nội soi xâm lấn bằng 4 vết mổ mới lấy được dị vật ra ngoài.

Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhi dần hồi phục, đi lại, sinh hoạt bình thường.

Theo báo cáo nhanh của Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, trường hợp tử vong là bé trai H.T.H. (8 tuổi, ngụ TP Biên Hòa).

Bé trai ở Đồng Nai tử vong do bệnh sởi- Ảnh 1.

Tiêm vắc-xin phòng sởi cho trẻ (Ảnh minh hoạ)

Cụ thể, trước khi nhập viện, ở nhà bé H. sốt cao liên tục kèm ho, sổ mũi, phát ban toàn thân.

Ngày 15-11, gia đình đưa bé đi khám tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, được chẩn đoán bị bệnh sởi, biến chứng viêm phổi, cần nhập viện điều trị.

Sau khi bé đã được chích 1 cữ cefotaxim, người nhà xin cho bé xuất viện về nhà trong ngày. Bé về nhà còn sốt, ho, khó thở tăng dần, người nhà cho uống nước gừng, không đi khám.

Sáng 18-11, người nhà phát hiện bé H. tím tái, gọi không trả lời nên đã đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng ngưng hô hấp tuần hoàn, hôn mê sâu, môi tím, nồng độ oxy trong máu không đo được, mạch và huyết áp bằng 0, hồng ban rải rác toàn thân, chấm xuất huyết rải rác vùng mặt, đồng tử 2 bên giãn, cứng cơ hàm.

Sau cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn 50 phút, bé H. được xác định tử vong ngoại viện do bệnh sởi biến chứng viêm phổi nặng.

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ ngày 8 đến 14-11, toàn tỉnh ghi nhận ở 447 ca bệnh mới.

Đây là tuần ghi nhận số ca bệnh sởi cao nhất từ đầu năm đến nay. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận gần 1,9 ngàn ca mắc bệnh sởi. Trong khi đó, cùng kỳ năm 2023 chỉ ghi nhận 3 ca.

Sunday, November 17, 2024

Ngày 18-11, bác sĩ Mai Phước Hiền, Khoa Hô hấp 1 - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM), cho biết vừa phẫu thuật cho bé gái 18 tháng tuổi (ở Sóc Trăng) bị dị vật đường thở bỏ quên giữa 2 thanh quản.

Bé gái bị dị vật bỏ quên nơi hiếm gặp- Ảnh 1.

Dị vật nằm giữa 2 dây thanh âm của bé gái 18 tháng được bác sĩ phẫu thuật gắp ra

Theo đó, bé gái bị khàn tiếng, khó thở, gia đình đưa đến một số cơ sở y tế thăm khám và được chẩn đoán bị viêm thanh quản cấp. Bé đã điều trị cả ngoại trú lẫn nội trú tại nhiều bệnh viện với triệu chứng có cải thiện nhưng không hết hẳn.

Gần đây, bệnh nhi nhập viện tại Khoa Hô hấp 1 - Bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng thở rít thanh quản kéo dài. Khai thác bệnh sử, các bác sĩ không ghi nhận bé đã từng bị sặc dị vật trước đó. Để xác định nguyên nhân, bé được tiến hành nội soi tai mũi họng và chụp CT-Scan cổ ngực. Kết quả hình ảnh nghi ngờ có một vật thể lạ trong vùng hạ thanh môn. 

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định thực hiện nội soi phế quản và phát hiện một mảnh dị vật bằng nhựa sắc, mỏng và trong suốt đang mắc kẹt ngay giữa thanh môn, tức là giữa hai dây thanh âm của trẻ.

Ngay lập tức, ê-kíp nội soi tiến hành gắp dị vật thành công. Sau khi gắp dị vật ra ngoài, tình trạng sức khỏe và đường thở của bé đã phục hồi tốt, được xuất viện ngay sau 2 ngày điều trị.

BS Hiền cho biết dị vật kẹt lâu trong đường thở có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, xuyên thủng khí phế quản, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Trong trường hợp trên, gia đình hoàn toàn không ghi nhận việc bé bị sặc dị vật. May mắn là dù dị vật kẹt ở vị trí rất hiếm gặp nhưng không gây ra biến chứng nghiêm trọng nào sau một thời gian dài.

BSCK2 Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng Khoa Hô hấp 1 - Bệnh viện Nhi đồng 2, khuyến cáo thêm để phòng ngừa tình trạng hóc dị vật, phụ huynh cần lưu ý: Không cho trẻ dưới 4 tuổi ăn những thức ăn cứng hoặc tròn như kẹo, đậu phộng, nho, các loại hạt…; trẻ nên ngồi thẳng khi ăn và phải được giám sát bởi người lớn; dạy trẻ nhai kỹ thức ăn và tránh la hét, nói cười, chạy nhảy hay khóc khi ăn; để xa tầm tay trẻ các vật dụng nhỏ hoặc các mảnh đồ chơi nhỏ. Ngoài ra, khi trẻ có tình trạng ho, khò khè kéo dài mà không đáp ứng điều trị, phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên sâu về hô hấp nhi để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.