Thuốc Chữa Bệnh Á Sừng

Thursday, October 10, 2024

Nam bệnh nhân 15 tuổi (ở Hòa Bình), được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình trong tình trạng liệt tứ chi, liệt nhiều bên phải với cơ lực chân 2/5 và cơ lực tay chỉ 1/5, kèm theo đau nhiều vùng đốt sống cổ.

Bệnh nhân cho biết xuất hiện tình trạng này sau khi chơi điện thoại trong đêm nhiều giờ.

Thiếu niên liệt tứ chi sau khi chơi điện thoại nhiều giờ- Ảnh 1.

Bác sĩ kiểm tra vận động cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bệnh hiếm gặp, dễ bỏ sót

Bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân liên quan đến tủy sống khu vực cột sống cổ nên chỉ định cho chụp cộng hưởng từ. Từ đó, bác sĩ phát hiện khối máu tụ lớn ngoài màng cứng mặt sau ngoài bên phải tủy cổ, chèn ép tủy cổ nặng nề.

Bệnh nhân được chẩn đoán bị máu tụ tiên phát ngoài màng cứng tủy sống cổ và được chỉ định mổ cấp cứu.

Ca mổ kéo dài trong 1,5 giờ, với phương pháp sử dụng kính vi phẫu, thực hiện với vết mổ nhỏ. Các bác sĩ lấy được máu tụ, cầm máu, giải áp chèn ép tủy sống và nguồn chảy máu từ đám rối tĩnh mạch.

Sau mổ, các dấu hiệu về vận động, cảm giác của bệnh nhân dần phục hồi sớm. Bệnh nhân được kết hợp tập phục hồi chức năng cho đến khi hồi phục hoàn toàn.

Cảnh báo thói quen "lắc cổ để đỡ mỏi"

Tiến sĩ - bác sĩ Trương Như Hiển, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, cho biết máu tụ ngoài màng cứng tủy sống là bệnh ít gặp, lâm sàng hay bỏ sót. Bệnh nguy hiểm bởi nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng vĩnh viễn như: Liệt tay chân, khó khăn trong việc nói, lú lẫn trí nhớ, thậm chí tử vong nếu khối máu tụ quá lớn. Nguyên nhân gây bệnh thường do dị dạng hệ mạch ngoài màng tủy hoặc do chấn thương.

"Bệnh thường gặp với người lớn tuổi, có bệnh lý nền như cao huyết áp, thoái hóa cột sống nặng... Tuy nhiên, bệnh phát hiện ở người trẻ, đặc biệt mới 15 tuổi như bệnh nhân trên thì trong hơn 20 năm làm nghề thì đây là lần đầu tiên tôi gặp và điều trị" - bác sĩ Hiển chia sẻ.

Khai thác bệnh nhân được biết trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu. Trong quá trình đó, bệnh nhân có nhiều động tác mạnh như lắc cổ, giật mạnh cổ, mà theo bệnh nhân thì các động tác này được thực hiện nhằm đỡ mỏi.

Theo nhận định của các thầy thuốc, đây là nguyên nhân chính khiến cột sống cổ bị tác động đột ngột với lực mạnh, gây tổn thương mạch máu chèn ép tủy sống cổ.

Mặt khác, người có thói quen cúi xuống nhìn vào điện thoại và máy tính bảng trong thời gian lâu sẽ đẩy đầu về phía trước và gia tăng áp lực lên cột sống khiến các mạch máu bị ứ trệ, dễ tổn thương.

Bác sĩ Hiển khuyến cáo đối với người có các bệnh lý nền kèm đau, hạn chế vận động cổ vai gáy hoặc đau tê bì lan xuống tay/chân thường xuyên…, nên khám tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa và có thể tầm soát bằng cách chụp phim cộng hưởng từ để phát hiện kịp thời các bất thường của cột sống.

Wednesday, October 9, 2024

Người đàn ông 41 tuổi, phát hiện bệnh cơ tim giãn từ lâu, chức năng tim suy giảm theo thời gian. Đặc biệt, suy gan phát triển cấp tính, kèm theo các tạng khác cùng suy giảm.

Người Việt đầu tiên được ghép đồng thời tim và gan từ người cho chết não cách 300 km- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Y tế thăm hỏi bệnh nhân sau ca ghép đồng thời tim và gan. Ảnh: Thảo My

Tiến sĩ - bác sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, cho biết sự sống của bệnh nhân được tính theo ngày, duy trì bằng máy tim phổi nhân tạo thay chức năng tim, lọc gan thay chức năng gan. Cách duy nhất có thể cứu sống người bệnh là thay thế đồng thời tim và gan.

Cùng thời điểm, Bệnh viện Việt Đức nhận được thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An có bệnh nhân chấn thương sọ não nặng và không còn kỳ vọng sống. Gia đình bệnh nhân có nguyện vọng hiến tạng.

Một ê-kíp của Bệnh viện Việt Đức được tăng cường vào Nghệ An hỗ trợ hồi sức cho người bệnh, đánh giá tình trạng chết não và tình trạng các tạng. Trưa 1-10, các bác sĩ xác định bệnh nhân chết não và các tạng của bệnh nhân có thể sử dụng để ghép cho những người bệnh khác.

Một cuộc họp gấp của hội đồng chuyên môn Bệnh viện Việt Đức được tổ chức. Các chuyên gia đều cân nhắc các tình huống do tình trạng bệnh nhân suy đa tạng ở giai đoạn rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không đuợc ghép tạng.

Theo bác sĩ Hùng, ngay tại cuộc họp, nhiều ý kiến cho rằng không thể ghép đồng thời các tạng do tình trạng người bệnh quá nặng, nhóm khác yêu cầu chỉ ghép tim hoặc gan chứ không thể ghép đồng thời. Tuy nhiên, các bác sĩ đã quyết tâm ghép tạng cho người đàn ông.

Người Việt đầu tiên được ghép đồng thời tim và gan từ người cho chết não cách 300 km- Ảnh 2.

Phẫu thuật lấy tạng từ người hiến để ghép cho người bệnh

Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đã chia 2 nhóm. Một nhóm thầy thuốc ở lại Nghệ An thực hiện đồng thời 2 ca ghép thận tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, nhóm còn lại khẩn trương đưa tạng lấy được ở Nghệ An về Hà Nội (cách 300 km). Sau 3,5 giờ di chuyển, tạng đã được đưa về bệnh viện thực hiện ca ghép.

Sau 8 tiếng ghép tim và gan mới vào cơ thể người bệnh, trái tim ghép đã bắt đầu đập trở lại. Bệnh nhân được chuyển về hồi sức và chăm sóc đặc biệt. Sau 36 tiếng, các chức năng gan và tim đã hồi phục dần. Đặc biệt, trái tim đã thay thế hoàn toàn cho trái tim hỏng, các chức năng gan tốt dần lên.

Ông Hùng cho biết đến chiều 9-10, bệnh nhân có thể nói chuyện, tiếp xúc, ăn uống trở lại, chức năng tim tốt lên hàng ngày; chức năng gan hồi phục gần trở về bình thường, mật được tiết ra với chất lượng tốt.

Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ triển khai thành công ca ghép tim gan đồng thời trên một bệnh nhân đặc biệt ở giai đoạn nặng.

Người Việt đầu tiên được ghép đồng thời tim và gan từ người cho chết não cách 300 km- Ảnh 3.

Nhân viên y tế mặc niệm người hiến tạng

"Thành công của ca ghép đồng thời tim và gan cho cùng một bệnh nhân đầu tiên không chỉ là niềm tự hào của riêng bệnh viện, mà còn khẳng định cho sự tiến bộ vượt trội của ngành y tế nước nhà"- bác sĩ Hùng thông tin.

Lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức cũng cho biết chi phí ghép tạng tại nước ta thấp hơn nhiều so với các nước song nguồn hiến tạng còn hạn chế. Với ca ghép đa tạng này, người bệnh chỉ phải trả một phần chi phí, ngoài ra được quỹ BHYT chi trả và nguồn quỹ hỗ trợ bệnh nhân của Bệnh viện Việt Đức.

Việt Nam bắt đầu thực hiện kỹ thuật ghép tạng thành công từ năm 1992. Đến nay, cả nước có khoảng 25 trung tâm ghép tạng, 1/4 ca ghép tạng ở Việt Nam được thực hiện ở Bệnh viện Việt Đức. Mỗi năm cơ sở này ghép tới 300 ca. Tính đến đầu năm 2024, các bệnh viện cả nước đã thực hiện hơn 8.000 ca ghép tạng.

Dù số ca chết não hiến tạng tăng lên nhưng tình trạng thiếu tạng ở Việt Nam đang ở mức rất trầm trọng. Ước tính, mỗi ngày có 36 người Việt qua đời vì không có tạng để ghép.

Một người chết não có thể hiến tạng cứu sống 8 người và giúp chữa bệnh cho 100 người khác qua việc hiến mô (giác mạc, da, xương, mạch máu, gân).

Ngày 9-10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết bệnh nhân Đ.T.T. (31 tuổi), bị vùi lấp do sạt lở đất đá trong mưa lũ tại tỉnh Yên Bái vừa qua đã được ra viện, sau 20 ngày điều trị.

Nạn nhân từng ngưng tim 5 phút trong vụ sạt lở đất ở Yên Bái ra viện- Ảnh 1.

Bệnh nhân Đ.T.T. xúc động gửi lời cảm ơn y bác sĩ và các nhà hảo tâm. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trước đó, người bệnh bị vùi lấp do sạt lở đất đá trong mưa lũ, được cấp cứu ban đầu tại Trung tâm Y tế Văn Yên (Yên Bái), có ngừng tim 5 phút, được cấp cứu hồi sinh tim phổi, sau đó đặt nội khí quản, hỗ trợ hô hấp nhân tạo và chuyển điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ theo điều phối của Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).

Bệnh nhân bị chấn thương nặng do vùi lấp với tình trạng xẹp phổi hai bên, chấn thương gãy xương chậu, gãy xương mu phải, trật khớp, tầng sinh môn đụng dập và nhiều vết thương phức tạp.

Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ nhiều chuyên khoa đã phối hợp phẫu thuật cấp cứu, điều trị tích cực. Trải qua quá trình hồi sức đầy khó khăn, phức tạp, người bệnh dần ổn định, có thể tập vận động nhẹ nhàng, ăn uống và sinh hoạt trở lại gần như bình thường.

Theo bác sĩ điều trị, đây là trường hợp người bệnh có hoàn cảnh rất khó khăn, chồng mất trong vụ tai nạn do sạt lở, toàn bộ tài sản bị vùi lấp, cuốn trôi.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ hỗ trợ toàn bộ chi phí điều trị, miễn phí hoàn toàn tiền ăn uống của người bệnh cũng như người nhà trong quá trình điều trị.

Nạn nhân từng ngưng tim 5 phút trong vụ sạt lở đất ở Yên Bái ra viện- Ảnh 2.

Bệnh nhân được ra viện sau 20 ngày điều trị

Ngoài ra, bệnh viện kêu gọi cán bộ, viên chức trong bệnh viện và các nhà hảo tâm chung tay ủng hộ người bệnh với số tiền hơn 72 triệu đồng.

Chia sẻ trong ngày xuất viện, nữ bệnh nhân gửi lời cảm ơn các y bác sĩ và các nhà hảo tâm. "Sự tận tình của mọi người đã giúp tôi vượt qua những giây phút tưởng chừng như không còn cơ hội sống sót. Các bác sĩ Trung tâm y tế Văn Yên và các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là những người đã sinh ra tôi lần thứ 2"- bệnh nhân xúc động.

Sáng 9-10, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành, chính thức đi vào hoạt động, trở thành bệnh viện chuyên khoa nhi đầu tiên của TP Hà Nội.

Đây là một trong những dự án trọng điểm của TP Hà Nội giai đoạn 2020-2025, đồng thời cũng là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Bệnh viện gần 800 tỉ đồng "đẹp như khách sạn" chính thức hoạt động- Ảnh 1.

Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình Bệnh viện Nhi Hà Nội

Tại buổi lễ, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết với mục tiêu xây dựng Bệnh viện Nhi chuyên khoa, chất lượng cao, qua gần 2 năm chuẩn bị và thi công, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã đi vào sử dụng đúng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.

Bệnh viện Nhi Hà Nội là bệnh viện đa khoa chuyên ngành nhi đầu tiên của thành phố, có kiến trúc hiện đại, rộng rãi, trang thiết bị y tế đồng bộ, chất lượng cao, chuyên sâu, công nghệ tiên tiến để chăm sóc và nâng cao sức khỏe của trẻ em TP Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận.

Ông Ngô Quang Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội, cho biết giai đoạn 1 (2021-2024) bệnh viện được đầu tư gần 800 tỉ đồng với 200 giường nội trú. Về lâu dài tổng công suất phục vụ của bệnh viện là 500 giường bệnh.

Giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết thời gian tới, bệnh viện tiếp tục tập trung cho đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận với các kỹ thuật hiện đại để mang lại những dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất.

Bệnh viện Nhi Hà Nội có 24 khoa phòng, trong đó có 8 phòng chức năng và 16 khoa chuyên môn: 11 khoa lâm sàng và 5 khoa cận lâm sàng, dự kiến đáp ứng tất cả các chuyên khoa sâu trong lĩnh vực nhi khoa, từ nội khoa đến ngoại khoa.

Bệnh nhân có thể đăng ký khám tự động ngay tại sảnh chính của bệnh viện hoặc đặt lịch hẹn khám qua website, fanpage và ứng dụng của bệnh viện, để tăng sự thuận tiện cho bệnh nhân.

Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Hà Nội đều là các bác sĩ đầu ngành đến từ các bệnh viện lớn tại Hà Nội như: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Trường Đại học Y Hà Nội…

Dưới đây là một số hình ảnh Bệnh viện Nhi Hà Nội: 

Bệnh viện gần 800 tỉ đồng "đẹp như khách sạn" chính thức hoạt động- Ảnh 2.

Đại biểu gắn biển công trình Bệnh viện Nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Bệnh viện gần 800 tỉ đồng "đẹp như khách sạn" chính thức hoạt động- Ảnh 3.

Đại biểu tham quan hệ thống phòng điều trị hiện đại tại Bệnh viện Nhi Hà Nội

Bệnh viện gần 800 tỉ đồng "đẹp như khách sạn" chính thức hoạt động- Ảnh 4.

Bệnh viện Nhi Hà Nội với tổng mức đầu tư gần 800 tỉ đồng.

Bệnh viện gần 800 tỉ đồng "đẹp như khách sạn" chính thức hoạt động- Ảnh 5.
Bệnh viện gần 800 tỉ đồng "đẹp như khách sạn" chính thức hoạt động- Ảnh 6.
Bệnh viện gần 800 tỉ đồng "đẹp như khách sạn" chính thức hoạt động- Ảnh 7.

Bệnh viện được trang bị các thiết bị y tế hiện đại phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân

Bệnh viện gần 800 tỉ đồng "đẹp như khách sạn" chính thức hoạt động- Ảnh 8.
Bệnh viện gần 800 tỉ đồng "đẹp như khách sạn" chính thức hoạt động- Ảnh 9.
Bệnh viện gần 800 tỉ đồng "đẹp như khách sạn" chính thức hoạt động- Ảnh 10.

Bệnh viện ứng dụng chuyển đổi số trong tất cả các khâu từ tiếp đón đến khám chữa bệnh

Bệnh viện gần 800 tỉ đồng "đẹp như khách sạn" chính thức hoạt động- Ảnh 11.
Bệnh viện gần 800 tỉ đồng "đẹp như khách sạn" chính thức hoạt động- Ảnh 12.
Bệnh viện gần 800 tỉ đồng "đẹp như khách sạn" chính thức hoạt động- Ảnh 13.
Bệnh viện gần 800 tỉ đồng "đẹp như khách sạn" chính thức hoạt động- Ảnh 14.
Bệnh viện gần 800 tỉ đồng "đẹp như khách sạn" chính thức hoạt động- Ảnh 15.
Bệnh viện gần 800 tỉ đồng "đẹp như khách sạn" chính thức hoạt động- Ảnh 16.

Việc đi vào hoạt động của bệnh viện được kỳ vọng giảm tải cho Bệnh viện Nhi Trung ương, đáp ứng tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe trẻ em thủ đô, cũng như các tỉnh lân cận

Tuesday, October 8, 2024

Ngày 9-10, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 cho biết bệnh nhân L.V.P (26 tuổi; trú huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) bị vỡ tim, sau khi được các y-bác sĩ phẫu thuật, chăm sóc tích cực, sức khoẻ ổn định, tỉnh táo hoàn toàn, được rút dẫn lưu ngực và có thể xuất viện.

Ông P. nhập viện vào khuya 3-10 với tình trạng khó thở nhiều, tím tái do vỡ tim vì tai nạn giao thông, tính mạng nguy kịch.

Người đàn ông bị vỡ tim được cứu sống ngoạn mục- Ảnh 1.

Bệnh nhân bị vỡ tim sức khoẻ đã tốt lên sau phẫu thuật.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiến hành kích hoạt quy trình "báo động đỏ liên viện". Một ê - kíp phẫu thuật tim mạch kèm theo thuốc men, trang thiết bị từ Bệnh viện Trung ương Huế khẩn trương nhanh chóng ra cơ sở 2 để phối hợp thực hiện phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân.

Người đàn ông bị vỡ tim được cứu sống ngoạn mục- Ảnh 2.

Bị vỡ tim trong trường hợp do tai nạn thường chiếm tỉ lệ thấp nhưng nguy cơ tử vong rất cao.

Khoảng 20 phút sau, họ đã có mặt tại phòng mổ, bệnh nhân và các phương tiện đã chuẩn bị sẵn sàng trong quá trình chờ đợi. Ê - kíp phẫu thuật thực hiện dưới sự điều hành của ThS-BS Nguyễn Xuân Hùng, Phó Trưởng Khoa Ngoại lồng ngực - Tim mạch, đã tiến hành cắt xương ức bộc lộ toàn bộ màng tim, máu đang chảy phụt rất mạnh, lượng máu mất khoảng 2,5 lít. 

Các bác sĩ tiến hành kẹp lỗ thủng và nhanh chóng khâu lại lỗ thủng khoảng 2 cm, cầm máu. Cuộc phẫu thuật nhanh chóng hoàn thành và thành công, sức khoẻ bệnh nhân dần hồi phục tốt.

Theo ThS-BS Nguyễn Xuân Hùng, vỡ tim xảy ra trong khoảng 0,5%-2% tổng số các trường hợp chấn thương ngực nghiêm trọng do tai nạn giao thông. 

Mức độ tử vong lên đến 75%-90% vì gây mất máu nhanh chóng hoặc gây ra suy tim đột ngột. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân tử vong ngay tại hiện trường trước khi được đưa đến bệnh viện. Chỉ có khoảng 10%-15% nạn nhân sống sót nếu được cấp cứu và phẫu thuật khẩn cấp ngay lập tức để sửa chữa tổn thương tim. Để cấp cứu thành công trường hợp vỡ tim nguy kịch, yếu tố quan trọng nhất là thời gian và hướng xử lý đúng.

Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận các ca bệnh uốn ván với bệnh cảnh nặng nề, nguy cơ tử vong cao.

Bệnh nhân nam N.V.M. (56 tuổi, ở Hải Dương) nhập viện trong tình trạng cứng hàm, khó ăn, khó nuốt, không há được miệng, tăng trương lực cơ toàn thân, đau đầu, mệt mỏi.

Nguy cơ tử vong do uốn ván từ vết thương ngoài da- Ảnh 1.

Xử trí cấp cứu cho bệnh nhân uốn ván.

Trước đó một tuần, bệnh nhân có nhọt ở ngón chân cái nhưng vẫn lội nước bẩn trong đợt mưa bão, nên vi khuẩn xâm nhập qua vết thương. Sau hơn một tuần được theo dõi và điều trị tích cực, bệnh nhân có tiến triển khả quan hơn. Tuy không phải mở khí quản, thở máy nhưng bệnh nhân phải đối mặt với nhiều nguy cơ tử vong vì có thể xảy ra các biến chứng suy hô hấp, bội nhiễm trên cơ địa nhiều bệnh nền.

Một trường hợp khác mắc uốn ván là nam bệnh nhân N.V.G. (49 tuổi), làm nghề thợ mộc. Trước đó, bệnh nhân bị máy bào gỗ cắt qua đốt ngón 3 tay trái. Bệnh nhân không đến bệnh viện mà tự xử lý vết thương và đắp lá tại nhà.

Khi vào viện, bệnh nhân có biểu hiện cứng hàm, khó há miệng, khó thở, đi lại khó khăn, vết thương ở ngón tay bị hoại tử đen, nghi có chứa dị vật. Bệnh nhân nhập viện với chẩn đoán ban đầu là uốn ván, suy hô hấp phải thở máy, hỗ trợ hô hấp.

Hiện tại, bệnh nhân vẫn còn trong tình trạng nguy kịch do sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp, suy gan thận cấp, tiêu cơ vân cấp, vô niệu, nguy cơ tử vong cao.

Một bệnh nhân khác là nam, 52 tuổi, bị viên gạch rơi dẫn tới uốn ván. Khi được chuyển đến bệnh viện, bệnh nhân có chẩn đoán mắc uốn ván trong tình trạng tăng trương lực cơ không kiểm soát, miệng cứng, chỉ há được 1,5 cm.

PGS-TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Sau khi bị vết thương khoảng 1-2 tuần, bệnh nhân sẽ có biểu hiện sớm là cứng hàm, khó nhai, khó nuốt, sau đó sẽ cứng cơ, tăng trương lực cơ toàn thân, mức độ nặng sẽ có biểu hiện co giật, toàn thân uốn cong, kèm theo khó thở, suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật.

Đặc điểm chung của các bệnh nhân nói trên là chủ quan nên không tiêm phòng vắc-xin uốn ván sau khi bị thương.

Nguy cơ tử vong do uốn ván từ vết thương ngoài da- Ảnh 2.

Bệnh nhân mắc uốn ván nằm điều trị tại cơ sở y tế

Đối tượng mắc bệnh thường là người nông dân, công nhân chưa được tiêm phòng uốn ván và tiếp xúc nhiều với đất, bùn, nước thải, môi trường chăn nuôi gia súc gia cầm, công trường, trẻ sơ sinh mà trong thời kỳ mang thai mẹ không tiêm phòng uốn ván.

Ngoài ra, uốn ván sơ sinh có thể bị lây truyền qua dụng cụ y tế không tiệt trùng khi cắt dây rốn cho trẻ, đây là một thể rất nặng của bệnh uốn ván, tỉ lệ tử vong rất cao.

Theo PGS Cường, với các ca bệnh uốn ván, nếu không xử trí kịp thời bằng các biện pháp hồi sức tích cực có thể nhanh chóng tử vong hoặc có nhiều biến chứng trên các hệ tim mạch, hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa, xương khớp.

Do đó, khi bị thương, trầy xước cần sát trùng vết thương đúng cách, không bịt kín vết thương và đến cơ sở y tế để được tiêm phòng, xử lý.

Tuy nhiên, nhiều người chưa biết rằng đây là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú. Dưới đây là một số lợi ích của quả mãng cầu:

1. Giàu chất chống oxy hóa

Quả mãng cầu chứa nhiều Vitamin C và các hợp chất thực vật như Polyphenol, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư và bệnh tim. Trong 100 g mãng cầu đã có đến 20 mg Vitamin C, gấp đôi so với các loại quả như chuối, lê, táo, nho và dứa. Nguồn Vitamin C dồi dào trong mãng cầu cũng hỗ trợ tăng cường sản xuất Collagen, giúp cho da săn chắc, và giảm các dấu hiệu lão hóa.

2. Cung cấp năng lượng dồi dào

Quả mãng cầu chứa nhiều Carbohydrat tự nhiên, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là cho hoạt động hằng ngày. Ngoài ra, mãng cầu còn chứa Fructose - một loại đường tự nhiên giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể.

3. Tốt cho tim mạch

Hàm lượng Kali và Magie trong quả mãng cầu có thể giúp kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Kali trong loại quả này cũng giúp cân bằng lượng Natri trong cơ thể, hỗ trợ giữ cho huyết áp ổn định.

Những lợi ích nổi bật của mãng cầu ít người biết đến- Ảnh 1.

Tập đoàn TH đã kỳ công tuyển chọn các sản phẩm từ những vùng nguyên liệu chất lượng cao để tạo nên Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu Tự Nhiên TH true JUICE milk, mang trọn những giá trị của loại quả này tới người tiêu dùng

Kiên định tiên phong trên con đường phát triển các sản phẩm "hoàn toàn từ thiên nhiên", Tập đoàn TH đã kỳ công tuyển chọn các sản phẩm từ những vùng nguyên liệu chất lượng cao, kết hợp khoa học công nghệ hiện đại, tiên phong tại Việt Nam như dây chuyền công nghệ tiệt trùng UHT, công nghệ chiết rót vô trùng của CHLB Đức vào sản xuất cùng công thức độc quyền, giúp lưu giữ trọn vẹn hương vị thơm ngon từ mãng cầu. Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu Tự Nhiên TH true JUICE milk là sự kết hợp của sữa tươi sạch, nguyên chất theo chuẩn của trang trại TH và mãng cầu - loại quả được giới trẻ yêu thích với những món uống "hot trend", hứa hẹn sẽ mang đến một lựa chọn đồ uống tốt cho sức khỏe cùng nguồn năng lượng tự nhiên, lành mạnh mỗi ngày.

Trong một chai Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu Tự Nhiên TH true JUICE milk chứa trọn vẹn ưu điểm của trái mãng cầu, vị chua ngọt thanh nhẹ lại giàu chất xơ cùng nhiều loại khoáng chất thiết yếu như Kali, Phốt pho, Magie... Sản phẩm còn được bổ sung Vitamin B3, Vitamin B6 và Vitamin B12 giúp tăng cường trao đổi chất hằng ngày.

Trong đó, Vitamin B3 tham gia vào hơn 400 phản ứng sinh hóa của cơ thể - chủ yếu liên quan đến chuyển hóa Carbohydrat, Protein, chất béo từ thực phẩm thành năng lượng. Vitamin B6 tham gia vào chuyển hóa Protein, Glucid, Lipid. Vitamin B12 lại cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu, chức năng thần kinh và tổng hợp DNA, đóng vai trò quan trọng trong sản sinh năng lượng từ chất béo và chất đạm. Với thành phần từ trái mãng cầu tự nhiên cùng sữa tươi sạch, sản phẩm hỗ trợ mang lại nguồn năng lượng từ thiên nhiên tới người sử dụng.

Trong một chai Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu Tự Nhiên nhỏ bé, tiện lợi lại mang nguồn dinh dưỡng tự nhiên dồi dào để F5 năng lượng mọi lúc, mọi nơi

Trong một chai Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu Tự Nhiên nhỏ bé, tiện lợi lại mang nguồn dinh dưỡng tự nhiên dồi dào để F5 năng lượng mọi lúc, mọi nơi

Là doanh nghiệp tiên phong trên con đường "vì sức khỏe cộng đồng", Tập đoàn TH đã không ngừng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới nhằm mang lại đa dạng sự lựa chọn sữa tươi sạch, đồ uống và thực phẩm cho hàng triệu gia đình Việt. TH true JUICE milk Mãng Cầu Tự Nhiên đã góp phần hoàn thiện bộ sản phẩm Nước uống Sữa trái cây tự nhiên TH true JUICE milk với 5 hương vị: Cam - Dâu - Việt Quất - Chuối - và nay là Mãng Cầu, hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm uống sảng khoái, thơm ngon, tiện lợi để bổ sung nguồn năng lượng từ thiên nhiên mọi lúc, mọi nơi.