Đề xuất này được GS-TSKH Phạm Mạnh Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, đưa ra tại Lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Ngân hàng tế bào gốc MekoStem do Công ty cổ phần Hóa-Dược phẩm Mekophar TP HCM (viết tắt Mekophar) tổ chức ngày 28-10.
"Lưu giữ tế bào gốc là một dạng bảo hiểm sinh học, cơ hội hiếm hoi trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ và cả gia đình."-GS Hùng nhấn mạnh.
Trình bày đề tài nghiên cứu "Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 với tế bào gốc", ông Hùng cho rằng Nhà nước phải có một đơn vị điều phối về nghiên cứu của từng nhóm và loại công nghệ trong tổ hợp 4.0, trong đó có tế bào gốc: Vừa điều phối trong lĩnh vực của nhóm vừa phối hợp với các nhóm (ví dụ phối hợp giữa Biopriting 3D với tế bào gốc, phối hợp giữa công nghệ nano và tế bào gốc....).
Nhanh chóng tìm cách tháo gỡ rào cản pháp lý trong nghiên cứu và áp dụng tế bào gốc, trong đó có cả việc quản lý truyền thông về quảng cáo thẩm mỹ bằng tế bào gốc. Có chính sách về phối hợp tài chính để đột phá một số đề tài mau đến thành công và phát triển áp dụng: Công-tư phối hợp chứ không thể một mình Nhà nước hoặc một mình tư nhân…
Theo DS Huỳnh Thị Lan, Tổng giám đốc Mekophar, năm 2008, được UBND TP cho phép thành lập Ngân hàng tế bào gốc MekoStem, đơn vị đã mời các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện và nghiệm thu thành công đề tài "Nghiên cứu xây dựng ngân hàng tế bào gốc dây rốn khu vực miền Nam và ứng dụng điều trị bệnh ở người".
"Từ kết quả này, Ngân hàng tế bào gốc MekoStem đã được Bộ Y tế thẩm định cho phép hoạt động. Đến nay, ngoài ứng dụng điều trị trong nước, sản phẩm lưu trữ (khoảng 11.000 mẫu máu và 9.000 mẫu màng/mô) đã công nhận đủ tiêu chuẩn quốc tế tại 50 quốc gia, đồng thời đơn vị đang nghiên cứu phát triển các sản phẩm về huyết tương máu dây rốn và tế bào gốc trung mô từ mô dây rốn trong điều trị…"-bà Lan thông tin.
0 nhận xét:
Post a Comment