Tự mua thuốc ở ngoài được quỹ BHYT hoàn tiền trong 40 ngày ~ Thuốc Chữa Bệnh Á Sừng

Wednesday, October 30, 2024

Ngày 30-10, Bộ Y tế tổ chức hội thảo phổ biến thông tư quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh.

Quy định này được thực hiện từ năm 2025. Theo đó, người dân mua thuốc BHYT ngoài viện có thể được cơ quan bảo hiểm hoàn tiền trong khoảng 40 ngày nếu đủ điều kiện.

Tự mua thuốc ở ngoài được quỹ BHYT hoàn tiền trong 40 ngày- Ảnh 1.

Bà Vũ Nữ Anh thông tin về việc trường hợp được BHYT thanh toán trực tiếp tiền thuốc

Danh mục thuốc hiếm có 450 hoạt chất

Bà Vũ Nữ Anh, Phó Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), cho biết thông tư mới ban hành quy định cụ thể các trường hợp quỹ BHYT thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh, gồm có thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm; thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị y tế chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân.

Hiện danh mục thuốc hiếm được quy định trong thông tư 26 có hơn 450 hoạt chất được thanh toán, chiếm gần một nửa danh mục các thuốc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT.

"Thuốc điều trị bệnh hiếm có khoảng 214 thuốc, hơn 217 thuốc trong danh mục ít nguồn cung ứng trên thị trường. Vì thế, dù được gọi là thuốc hiếm nhưng tổ hợp các loại được thanh toán trực tiếp này không phải là nhỏ" - bà Nữ Anh nói.

Cũng theo bà Nữ Anh, trang thiết bị y tế được phân làm 4 loại theo độ rủi ro là A, B, C, D. Trong đó loại A, B là nhóm có độ rủi ro thấp, có thể thay thế được như bông, băng, cồn, gạc… (vật tư tiêu hao), không được thanh toán trực tiếp. Cơ sở y tế không mua được phải lựa chọn sản phẩm thay thế cho người bệnh.

Tại hội thảo, thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cũng thừa nhận ở một số nơi vẫn có tình trạng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung ứng không đầy đủ, không kịp thời cho người bệnh. Điều này dẫn đến tình trạng người bệnh phải mua thuốc, vật tư y tế ở ngoài cơ sở khám chữa bệnh. Vì thế, Bộ Y tế ban hành thông tư số 22/2024 quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng khẳng định trách nhiệm cung ứng thuốc, thiết bị y tế là của cơ sở y tế. Về nguyên tắc cơ sở khám chữa bệnh phải bằng mọi cách để mua sắm cho người bệnh.

"Khi áp dụng thông tư này thì người bệnh cũng rất vất vả, cơ sở khám chữa bệnh cũng có trách nhiệm. Cơ quan BHXH cũng thực hiện nhiều thủ tục để xem xét" - đại diện Bộ Y tế nói.

Chênh lệch khi tự mua thuốc người bệnh phải chịu

Đặt vấn đề về việc người bệnh có thể phải trả phần chênh lệch nếu mua thuốc ở ngoài, bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), khẳng định thông tư này chỉ để giải quyết tình huống, nhằm phần nào đó đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT, bù đắp một phần chi phí người bệnh tự bỏ ra chứ không phải đảm bảo toàn bộ.

"Đây chỉ là bước gỡ, là giải pháp tình thế trong giai đoạn ngắn. Bộ Y tế đang đề xuất thay vì người bệnh phải trực tiếp thanh toán với cơ quan BHXH thì cần có cơ chế để bệnh viện chi trả cho người bệnh, rồi bệnh viện thanh toán lại với cơ quan BHXH, để giảm thủ tục cho người bệnh"- bà Trang nói.

Tự mua thuốc ở ngoài được quỹ BHYT hoàn tiền trong 40 ngày- Ảnh 2.

Thiếu thuốc ảnh hưởng không nhỏ tới việc điều trị của người bệnh

Về tình trạng cung ứng thuốc BHYT, đại diện Bệnh viện Việt Đức dẫn chứng ngày 18-10, bệnh viện mở gói thầu nhưng có đến 30 mục không có đơn vị nào đấu thầu, trong khi đây đều là những thuốc ảnh hưởng đến sống còn của bệnh viện. Hiện bệnh viện vẫn còn hàng tồn nên sẽ tiếp tục đấu thầu lại.

"Năm 2022, bệnh viện gặp vướng mắc khi không có đơn vị nào dự thầu albumin trong điều trị, thuốc này không nằm trong danh mục thuốc hiếm. Thuốc có nhiều đơn vị cung ứng nhưng đứt gãy nguồn cung ứng nên họ có thể bán ra ngoài nhưng không bán vào bệnh viện vì không thể đáp ứng có hàng liên tục"- đại diện Bệnh viện Việt Đức chia sẻ.

Nhiều loại thuốc hiếm không nằm trong danh mục BHYT chi trả

Ông Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế trong các cơ sở y tế trong thời gian vừa qua do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Thông tư 22 ban hành giải quyết các khó khăn vướng mắc cho người bệnh và các cơ sở khám chữa bệnh.

Theo kết quả khảo sát từ hơn 600 bệnh viện, khoảng 30% thuốc hiếm mà bệnh viện đang thiếu không nằm trong danh mục thuốc hiếm được BHYT chi trả. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục tìm các giải pháp để giải quyết các vấn đề mà thông tư 22 chưa bao quát hết.

0 nhận xét:

Post a Comment